Con người được truyền cảm hứng để làm những việc mà chính họ cảm thấy cảm hứng về việc làm của họ.
 
Cảm hứng tạo ra năng suất vượt trội.
 
Người chờ nhắc nhở mới hành động là người không chủ động, người nhắc nhở và người được nhắc nhở khi đó bị vướng trong 1 cái vòng gọi là QUẢN LÝ.
Quản lý không tạo ra năng suất, quản lý làm mệt mỏi cả đôi bên.
 
***
 
☑ Nghệ thuật cốt lõi của lãnh đạo là nghệ thuật truyền cảm hứng, và người truyền cảm hứng phải là người làm trước tiên.
 
Người được truyền cảm hứng không hành động vì 1 ai cả, họ hành động vì chính họ cảm thấy hào hứng với hành động đó. Như video bên dưới, mọi người đều hành động, không phải vì cậu bé, mà vì chính bản thân họ cảm thấy hứng thú khi làm điều đó.
 
***
 
☑ Apple – thương hiệu trái táo cắn dở, họ bán hàng không nói về giá, cũng không nói về cấu hình. Họ truyền 1 thông điệp rằng sở hữu sản phẩm Apple là khẳng định cá tính, là tạo nên “chất” riêng của mỗi cá nhân.
Apple họ không bán điện thoại, họ bán 1 công cụ để con người có thể thỏa mãn nhu cầu thể hiện.
 
Quay lại vấn đề mối quan hệ kiểu QUẢN LÝ – mối quan hệ giữa người nhắc nhở và người được nhắc nhở. Còn 1 khía cạnh khác mà ta cần xem xét. Khi anh bán hàng bằng KHUYẾN MÃI, bằng HẠ GIÁ THÀNH, tức là anh luôn nhắc nhở khách hàng mua hàng của anh. Anh và các đối thủ cạnh tranh liên tục HẠ GIÁ để liên tục “nhắc nhở” khách hàng. Khách hàng không có cảm hứng khi mua hàng của anh theo kiểu đó.
 
Chỉ khi anh thoát khỏi HẠ GIÁ và KHUYẾN MÃI, anh mới thoát khỏi quá trình bán hàng kiểu “nhắc nhở”, khi đó anh bán hàng theo phong cách truyền cảm hứng. Để làm được vậy, sản phẩm không được KHUYẾN MÃI hay HẠ GIÁ.
 
P/s: chọn sản phẩm đúng để kinh doanh quan trọng như chọn bạn đời.